Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đang giảm, một trong những nguyên nhân là do môi trường du lịch thiếu an toàn khi hiện tượng chèn ép, “chặt chém”, lừa đảo, bán hàng rong đeo bám du khách còn khá phổ biến.
Ngày 6/6, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về cải thiện môi trường du lịch, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ rõ, tình trạng này để lại ấn tượng không tốt cho du khách và nguyên nhân là do sự buông lỏng quản lý của một số chính quyền địa phương.
Mất thể diện vì chặt chém, chèo kéo…
Ông Nguyễn Minh Mẫn - Giám đốc truyền thông Cty du lịch Vietravel - cho biết: “Tôi đã nghe một số du khách than phiền về xe taxi ở Hà Nội lừa du khách từ các nơi đến với các chiêu thức như không bấm đồng hồ mà ra giá thỏa thuận, đi các đường vòng – đường xa hoặc giả như không biết đường để chở du khách đi lòng vòng, trả cước phí cao. Thậm chí có du khách cho biết đoạn đường cần đến chỉ cách khoảng 1 trăm mét nhưng do du khách không biết nên vẫn bị taxi chở đi 1 vòng. Bản thân tôi cũng từng bị “chặt chém” khi đi taxi ở Hà Nội nên rất hiểu. Là người Việt chúng ta còn bị sốc chứ nói gì đến du khách nước ngoài. Đây thực sự là điều đáng xấu hổ đối với bạn bè quốc tế”.
Theo phản ánh của một số du khách, Vũng Tàu và Nha Trang cũng là điểm có hiện tượng chặt chém du khách ở dịch vụ ăn uống. Chẳng hạn như ở 2 vùng biển này, du khách có thể phải trả 500.000 – 600.000 đồng/kg mực tươi và 800.000 đồng/kg cua, ghẹ. Nếu không chấn chỉnh tình trạng “chặt chém”, chèo kéo, hình ảnh du lịch Việt Nam sẽ để lại ấn tượng không đẹp trong lòng du khách và về lâu về dài là VN mất khách du lịch.
Sau chuyến khám phá Sa Pa cura VN, anh Philippe Alaurant - một doanh nhân Bỉ làm việc tại Hà Nội - đã cảnh báo bạn bè trên facerbook của mình: “Người dân tộc ở Sapa rất thông minh, biết nói cả tiếng Anh và tiếng Pháp, nhưng đừng tỏ ra lắng nghe, kẻo họ sẽ không để bạn yên thân! Và hãy cẩn thận khi chụp ảnh người dân tộc, bạn sẽ bị đòi tiền!”.
Ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch - bức xúc: “Thay vì đầu tư quảng bá xúc tiến du lịch tại các thị trường nước ngoài, theo tôi, chúng ta nên tập trung xúc tiến du lịch tại chỗ, tức là xem xét lại các vấn đề quản lý trật tự xã hội tại địa phương. Hễ chính quyền địa phương ra quân dẹp các tệ nạn chèo kéo bán hàng rong, “chặt chém” du khách, thậm chí là cả lừa đảo... thì mọi việc tạm lắng xuống, nhưng cứ hễ hết chiến dịch thì lại bùng phát lên như dịch bệnh”.
Ông Tuấn chia sẻ sự bất lực của ngành du lịch, tuy có trách nhiệm chung trong việc gìn giữ một môi trường du lịch an toàn, thân thiện, nhưng lại không có thực lực và quyền hạn trong việc kiểm soát, xử phạt hay rút phép kinh doanh.
… hành hạ, miệt thị du khách
Chị Hoàng Thu Trà - một Việt kiều cùng người chồng Pháp trở về thăm VN tháng 5 vừa qua - rất bất bình sau chuyến đi nghỉ ở vùng núi Sa Pa, cho biết: “Khi chúng tôi đến thăm bản Tả Phìn của người Dao đỏ thì gặp nhóm phụ nữ đang đan lát thêu thùa ở đầu bản. Thấy chúng tôi, lập tức họ ùa đến mời mua túi thêu và các loại vòng tay. Chúng tôi đi đến đâu, họ đi theo sát gót thành một đám đông ầm ĩ”. Anh Christian - chồng chị - thoạt đầu hết sức bối rối khi phải luôn miệng cảm ơn, xin lỗi vì không muốn mua đồ lưu niệm. Đi đến giữa bản thì họ quá mệt và nản, nên đành bỏ cuộc. Vì là người Việt nên chị đã phải hứng chịu những câu nặng lời của nhóm phụ nữ mất công đeo bám mà không bán được gì.
Thậm chí ngay tại thủ đô Hà Nội, chị Trà còn bị một vố nhớ đời khi định đi xíchlô từ Nhà hát Lớn đến phố Hàng Gà để ăn bánh cuốn. “Can tội” đi với “Tây” (chồng chị, anh Christian) nên xíchlô hét giá 250.000 đồng, chê đắt, ngay lập tức chị phải nghe lời thóa mạ nặng nề đuổi theo: “Làm điếm đi với Tây thì chia chác lại cho người khác với chứ. Có phải tiền của mày đâu?”. Ứa nước mắt vì bị lăng nhục, nhưng không muốn lôi thôi, hai vợ chồng đành gọi taxi, bỏ qua thú vui ngắm phố phường trên chiếc xíchlô truyền thống. Chị Trà buồn rầu nói: “Cả năm đi làm lụng xứ người, nhớ quê, đến kỳ nghỉ chỉ muốn về Việt Nam. Nhưng cứ đi du lịch là chuốc bực vào người”.
Trong cuốn sách cung cấp thông tin du lịch Lonely Planet nổi tiếng thế giới từ Á sang Âu, từ Phi sang Mỹ... trong đó Việt Nam dựa trên kinh nghiệm thực tế của những travel writer (người chuyên viết du dịch) kỳ cựu thì dành hẳn một chỉ dẫn cách mặc cả cho du khách khi đi xe ôm hay xíchlô và cảnh báo nạn “hét giá” ở Việt Nam.
VN hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Campuchia trong việc xúc tiến các sản phẩm trọng tâm như du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch dựa vào nguồn lực tự nhiên... Nhưng VN vẫn chưa xác định rõ ưu thế của mình là gì, chưa thành công trong việc xây dựng một hình ảnh khác biệt về đất nước có nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, các món ăn ngon, và người dân hiền hòa, hiếu khách, thân thiện. Nay ngành du lịch lại phải đối mặt với hàng loạt vấn nạn nêu trên, khiến cho hình ảnh VN càng mất hấp dẫn trong mắt quốc tế.
Trong khi Nhà nước và các cơ quan chức năng, ngành du lịch ra sức đầu tư những khoản tiền ngân sách không nhỏ vào các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch ra nước ngoài, thì những ấn tượng thực tế tại địa phương, những phản hồi và chia sẻ kinh nghiệm của những du khách quốc tế với người thân, với cộng đồng của họ, hay thậm chí chỉ trên một trang mạng xã hội lại có tác động mạnh mẽ hơn ngàn lời quảng bá. Giải pháp mạnh mẽ của một số thành phố như Huế và Đà Nẵng, TPHCM thời gian qua như thành lập lực lượng bảo vệ du khách, đường dây nóng có thưởng... đã phần nào giải quyết được tình trạng này. Nhưng hễ chính quyền cứ “buông tay” là nạn chèo kéo, “chặt chém” lại tái xuất hiện.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân - Trưởng ban chỉ đạo nhà nước về du lịch: Thiếu người chịu trách nhiệm
Sáng 6.6, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ rõ các địa bàn trọng điểm như Hà Nội, Hạ Long, Sầm Sơn, TPHCM... có môi trường du lịch thiếu văn minh và an toàn khi hiện tượng chèn ép, lừa đảo khách du lịch, nạn bán hàng rong, ăn xin, bán vé số đeo bám du khách vẫn còn rất phổ biến. Nhất là vào mùa du lịch cao điểm, các hiện tượng này lại thường xuyên tiếp diễn, để lại ấn tượng không tốt về môi trường du lịch, ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam. Nguyên nhân của việc chèo kéo, “chặt chém” du khách là do sự buông lỏng quản lý của một số chính quyền địa phương; chồng chéo, nhiều cơ quan quản lý mà thiếu đầu mối chịu trách nhiệm; thiếu thông tin cảnh báo đến du khách, đạo đức nghề nghiệp không được coi trọng... Trước thực trạng này, Phó Thủ tướng cho rằng công tác cải thiện môi trường du lịch Việt Nam là điều cấp bách hiện nay.
P.L (ghi)
Nhờ chụp ảnh giùm, nữ du khách nước ngoài bị vét sạch túi xách
Chiều 6.6, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Bình Thuận cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 tháng đối với 2 Dương Văn Tiến (22 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Bình) và Huỳnh Văn Phúc (22 tuổi, ngụ tại TPHCM) về hành vi trộm tài sản. Trước đó ngày 4.6 tại P.Mũi Né (TP.Phan Thiết), Tiến và Phúc được Liu Meng Ying (quốc tịch Trung Quốc) nhờ chụp ảnh giùm với bạn bè. Sau đó Phúc bảo Tiến dẫn bà Liu Meng Ying đi ra bãi biển chụp ảnh, còn túi xách của bà này được Phúc “trông giúp”. Thấy “con mồi” đã đi xa, Phúc lục túi xách lấy trộm 1 điện thoại di động, 85USD và 500 nhân dân tệ rồi tẩu thoát.
P.Thanh
Đà Nẵng: Sểnh ra là nạn chèo kéo, “chặt, chém” du khách tái xuất hiện
Ngoài những đợt cao điểm triển khai hoạt động rà soát, chấn chỉnh hoạt động mua bán, chèo kéo sách nhiễu du khách, Đà Nẵng đã có quy định cấm lang thang xin ăn, bán hàng rong trá hình để sách nhiễu. Trung tâm bảo trợ xã hội (Sở LĐTBXH) lập đường dây nóng, tổ chức “thu gom” các đối tượng này để phân loại, hỗ trợ hoặc trả họ về với các địa phương để quản lý. Người dân phát hiện các trường hợp này điện thoại đến đường dây nóng sẽ được thưởng ngay 300.000 đồng. Với giải pháp này, chỉ thời gian ngắn thực hiện, đường phố Đà Nẵng đã “sạch bóng”. Kết quả này duy trì được liên tiếp nhiều năm cho đến thời điểm này. Tại các tụ điểm du lịch chuyên đón các đoàn khách lớn từ tàu biển, Đà Nẵng cũng từng thành lập lực lượng đảm bảo trật tự du lịch – tương tự cảnh sát- để đảm bảo trật tự, môi trường thân thiện với khách du lịch. Tuy vậy, khi hoạt động quản lý nhà nước lơi lỏng, lập tức vấn nạn chèo kéo du khách, “chặt chém” giá lại tái phát, nhất là các điểm du lịch trên đỉnh đèo Hải Vân, Non Nước- Ngũ Hành Sơn.
Thanh Hải
Ông Đinh Hồng Phong - Trưởng phòng Văn hóa UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội: Thiếu lực lượng để xử lý các đối tượng đeo bám, “chặt chém” du khách
Hoàn Kiếm là một trong những địa bàn trọng điểm của thành phố về văn hóa, du lịch và gần đây đã xảy ra tình trạng chèo kéo, đeo bám du khách. Vì vậy trong thời gian qua, UBND quận đã xây dựng kế hoạch cụ thể như CA quận lên các biện pháp xử lý, xử phạt. Chúng tôi đã thành lập lực lượng trật tự quanh hồ Hoàn Kiếm, vì vậy, tình trạng chèo kéo du khách đã gần như không còn, nhưng lại chủ yếu diễn ra tại khu vực phố cổ. Tuy nhiên, do lực lượng làm nhiệm vụ hiện vẫn còn thiếu, không thể nào xử lý hết, bởi các đối tượng chèo kéo hoạt động theo kiểu “nay đây, mai đó”, không tập trung tại một khu vực. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt hiện vẫn còn thấp, chưa đủ sức răn đe cũng là một trong những lý do khiến cho các đối tượng đeo bám, chèo kéo vẫn tiếp tục “hành nghề” sau khi bị xử phạt.
P.L
Theo Lao Động
Mất thể diện vì chặt chém, chèo kéo…
Ông Nguyễn Minh Mẫn - Giám đốc truyền thông Cty du lịch Vietravel - cho biết: “Tôi đã nghe một số du khách than phiền về xe taxi ở Hà Nội lừa du khách từ các nơi đến với các chiêu thức như không bấm đồng hồ mà ra giá thỏa thuận, đi các đường vòng – đường xa hoặc giả như không biết đường để chở du khách đi lòng vòng, trả cước phí cao. Thậm chí có du khách cho biết đoạn đường cần đến chỉ cách khoảng 1 trăm mét nhưng do du khách không biết nên vẫn bị taxi chở đi 1 vòng. Bản thân tôi cũng từng bị “chặt chém” khi đi taxi ở Hà Nội nên rất hiểu. Là người Việt chúng ta còn bị sốc chứ nói gì đến du khách nước ngoài. Đây thực sự là điều đáng xấu hổ đối với bạn bè quốc tế”.
Theo phản ánh của một số du khách, Vũng Tàu và Nha Trang cũng là điểm có hiện tượng chặt chém du khách ở dịch vụ ăn uống. Chẳng hạn như ở 2 vùng biển này, du khách có thể phải trả 500.000 – 600.000 đồng/kg mực tươi và 800.000 đồng/kg cua, ghẹ. Nếu không chấn chỉnh tình trạng “chặt chém”, chèo kéo, hình ảnh du lịch Việt Nam sẽ để lại ấn tượng không đẹp trong lòng du khách và về lâu về dài là VN mất khách du lịch.
Sau chuyến khám phá Sa Pa cura VN, anh Philippe Alaurant - một doanh nhân Bỉ làm việc tại Hà Nội - đã cảnh báo bạn bè trên facerbook của mình: “Người dân tộc ở Sapa rất thông minh, biết nói cả tiếng Anh và tiếng Pháp, nhưng đừng tỏ ra lắng nghe, kẻo họ sẽ không để bạn yên thân! Và hãy cẩn thận khi chụp ảnh người dân tộc, bạn sẽ bị đòi tiền!”.
Ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch - bức xúc: “Thay vì đầu tư quảng bá xúc tiến du lịch tại các thị trường nước ngoài, theo tôi, chúng ta nên tập trung xúc tiến du lịch tại chỗ, tức là xem xét lại các vấn đề quản lý trật tự xã hội tại địa phương. Hễ chính quyền địa phương ra quân dẹp các tệ nạn chèo kéo bán hàng rong, “chặt chém” du khách, thậm chí là cả lừa đảo... thì mọi việc tạm lắng xuống, nhưng cứ hễ hết chiến dịch thì lại bùng phát lên như dịch bệnh”.
Ông Tuấn chia sẻ sự bất lực của ngành du lịch, tuy có trách nhiệm chung trong việc gìn giữ một môi trường du lịch an toàn, thân thiện, nhưng lại không có thực lực và quyền hạn trong việc kiểm soát, xử phạt hay rút phép kinh doanh.
… hành hạ, miệt thị du khách
Chị Hoàng Thu Trà - một Việt kiều cùng người chồng Pháp trở về thăm VN tháng 5 vừa qua - rất bất bình sau chuyến đi nghỉ ở vùng núi Sa Pa, cho biết: “Khi chúng tôi đến thăm bản Tả Phìn của người Dao đỏ thì gặp nhóm phụ nữ đang đan lát thêu thùa ở đầu bản. Thấy chúng tôi, lập tức họ ùa đến mời mua túi thêu và các loại vòng tay. Chúng tôi đi đến đâu, họ đi theo sát gót thành một đám đông ầm ĩ”. Anh Christian - chồng chị - thoạt đầu hết sức bối rối khi phải luôn miệng cảm ơn, xin lỗi vì không muốn mua đồ lưu niệm. Đi đến giữa bản thì họ quá mệt và nản, nên đành bỏ cuộc. Vì là người Việt nên chị đã phải hứng chịu những câu nặng lời của nhóm phụ nữ mất công đeo bám mà không bán được gì.
Thậm chí ngay tại thủ đô Hà Nội, chị Trà còn bị một vố nhớ đời khi định đi xíchlô từ Nhà hát Lớn đến phố Hàng Gà để ăn bánh cuốn. “Can tội” đi với “Tây” (chồng chị, anh Christian) nên xíchlô hét giá 250.000 đồng, chê đắt, ngay lập tức chị phải nghe lời thóa mạ nặng nề đuổi theo: “Làm điếm đi với Tây thì chia chác lại cho người khác với chứ. Có phải tiền của mày đâu?”. Ứa nước mắt vì bị lăng nhục, nhưng không muốn lôi thôi, hai vợ chồng đành gọi taxi, bỏ qua thú vui ngắm phố phường trên chiếc xíchlô truyền thống. Chị Trà buồn rầu nói: “Cả năm đi làm lụng xứ người, nhớ quê, đến kỳ nghỉ chỉ muốn về Việt Nam. Nhưng cứ đi du lịch là chuốc bực vào người”.
Trong cuốn sách cung cấp thông tin du lịch Lonely Planet nổi tiếng thế giới từ Á sang Âu, từ Phi sang Mỹ... trong đó Việt Nam dựa trên kinh nghiệm thực tế của những travel writer (người chuyên viết du dịch) kỳ cựu thì dành hẳn một chỉ dẫn cách mặc cả cho du khách khi đi xe ôm hay xíchlô và cảnh báo nạn “hét giá” ở Việt Nam.
VN hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Campuchia trong việc xúc tiến các sản phẩm trọng tâm như du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch dựa vào nguồn lực tự nhiên... Nhưng VN vẫn chưa xác định rõ ưu thế của mình là gì, chưa thành công trong việc xây dựng một hình ảnh khác biệt về đất nước có nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, các món ăn ngon, và người dân hiền hòa, hiếu khách, thân thiện. Nay ngành du lịch lại phải đối mặt với hàng loạt vấn nạn nêu trên, khiến cho hình ảnh VN càng mất hấp dẫn trong mắt quốc tế.
Trong khi Nhà nước và các cơ quan chức năng, ngành du lịch ra sức đầu tư những khoản tiền ngân sách không nhỏ vào các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch ra nước ngoài, thì những ấn tượng thực tế tại địa phương, những phản hồi và chia sẻ kinh nghiệm của những du khách quốc tế với người thân, với cộng đồng của họ, hay thậm chí chỉ trên một trang mạng xã hội lại có tác động mạnh mẽ hơn ngàn lời quảng bá. Giải pháp mạnh mẽ của một số thành phố như Huế và Đà Nẵng, TPHCM thời gian qua như thành lập lực lượng bảo vệ du khách, đường dây nóng có thưởng... đã phần nào giải quyết được tình trạng này. Nhưng hễ chính quyền cứ “buông tay” là nạn chèo kéo, “chặt chém” lại tái xuất hiện.
Chị Hoàng Thu Trà - một Việt kiều cùng người chồng Pháp trở về thăm VN tháng 5 vừa qua - rất bất bình sau chuyến đi nghỉ ở vùng núi Sa Pa, cho biết: “Khi chúng tôi đến thăm bản Tả Phìn của người Dao đỏ thì gặp nhóm phụ nữ đang đan lát thêu thùa ở đầu bản. Thấy chúng tôi, lập tức họ ùa đến mời mua túi thêu và các loại vòng tay. Chúng tôi đi đến đâu, họ đi theo sát gót thành một đám đông ầm ĩ”. Anh Christian - chồng chị - thoạt đầu hết sức bối rối khi phải luôn miệng cảm ơn, xin lỗi vì không muốn mua đồ lưu niệm. Đi đến giữa bản thì họ quá mệt và nản, nên đành bỏ cuộc. Vì là người Việt nên chị đã phải hứng chịu những câu nặng lời của nhóm phụ nữ mất công đeo bám mà không bán được gì.
Thậm chí ngay tại thủ đô Hà Nội, chị Trà còn bị một vố nhớ đời khi định đi xíchlô từ Nhà hát Lớn đến phố Hàng Gà để ăn bánh cuốn. “Can tội” đi với “Tây” (chồng chị, anh Christian) nên xíchlô hét giá 250.000 đồng, chê đắt, ngay lập tức chị phải nghe lời thóa mạ nặng nề đuổi theo: “Làm điếm đi với Tây thì chia chác lại cho người khác với chứ. Có phải tiền của mày đâu?”. Ứa nước mắt vì bị lăng nhục, nhưng không muốn lôi thôi, hai vợ chồng đành gọi taxi, bỏ qua thú vui ngắm phố phường trên chiếc xíchlô truyền thống. Chị Trà buồn rầu nói: “Cả năm đi làm lụng xứ người, nhớ quê, đến kỳ nghỉ chỉ muốn về Việt Nam. Nhưng cứ đi du lịch là chuốc bực vào người”.
Trong cuốn sách cung cấp thông tin du lịch Lonely Planet nổi tiếng thế giới từ Á sang Âu, từ Phi sang Mỹ... trong đó Việt Nam dựa trên kinh nghiệm thực tế của những travel writer (người chuyên viết du dịch) kỳ cựu thì dành hẳn một chỉ dẫn cách mặc cả cho du khách khi đi xe ôm hay xíchlô và cảnh báo nạn “hét giá” ở Việt Nam.
VN hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Campuchia trong việc xúc tiến các sản phẩm trọng tâm như du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch dựa vào nguồn lực tự nhiên... Nhưng VN vẫn chưa xác định rõ ưu thế của mình là gì, chưa thành công trong việc xây dựng một hình ảnh khác biệt về đất nước có nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, các món ăn ngon, và người dân hiền hòa, hiếu khách, thân thiện. Nay ngành du lịch lại phải đối mặt với hàng loạt vấn nạn nêu trên, khiến cho hình ảnh VN càng mất hấp dẫn trong mắt quốc tế.
Trong khi Nhà nước và các cơ quan chức năng, ngành du lịch ra sức đầu tư những khoản tiền ngân sách không nhỏ vào các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch ra nước ngoài, thì những ấn tượng thực tế tại địa phương, những phản hồi và chia sẻ kinh nghiệm của những du khách quốc tế với người thân, với cộng đồng của họ, hay thậm chí chỉ trên một trang mạng xã hội lại có tác động mạnh mẽ hơn ngàn lời quảng bá. Giải pháp mạnh mẽ của một số thành phố như Huế và Đà Nẵng, TPHCM thời gian qua như thành lập lực lượng bảo vệ du khách, đường dây nóng có thưởng... đã phần nào giải quyết được tình trạng này. Nhưng hễ chính quyền cứ “buông tay” là nạn chèo kéo, “chặt chém” lại tái xuất hiện.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân - Trưởng ban chỉ đạo nhà nước về du lịch: Thiếu người chịu trách nhiệm
Sáng 6.6, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ rõ các địa bàn trọng điểm như Hà Nội, Hạ Long, Sầm Sơn, TPHCM... có môi trường du lịch thiếu văn minh và an toàn khi hiện tượng chèn ép, lừa đảo khách du lịch, nạn bán hàng rong, ăn xin, bán vé số đeo bám du khách vẫn còn rất phổ biến. Nhất là vào mùa du lịch cao điểm, các hiện tượng này lại thường xuyên tiếp diễn, để lại ấn tượng không tốt về môi trường du lịch, ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam. Nguyên nhân của việc chèo kéo, “chặt chém” du khách là do sự buông lỏng quản lý của một số chính quyền địa phương; chồng chéo, nhiều cơ quan quản lý mà thiếu đầu mối chịu trách nhiệm; thiếu thông tin cảnh báo đến du khách, đạo đức nghề nghiệp không được coi trọng... Trước thực trạng này, Phó Thủ tướng cho rằng công tác cải thiện môi trường du lịch Việt Nam là điều cấp bách hiện nay.
P.L (ghi)
Nhờ chụp ảnh giùm, nữ du khách nước ngoài bị vét sạch túi xách Chiều 6.6, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Bình Thuận cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 tháng đối với 2 Dương Văn Tiến (22 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Bình) và Huỳnh Văn Phúc (22 tuổi, ngụ tại TPHCM) về hành vi trộm tài sản. Trước đó ngày 4.6 tại P.Mũi Né (TP.Phan Thiết), Tiến và Phúc được Liu Meng Ying (quốc tịch Trung Quốc) nhờ chụp ảnh giùm với bạn bè. Sau đó Phúc bảo Tiến dẫn bà Liu Meng Ying đi ra bãi biển chụp ảnh, còn túi xách của bà này được Phúc “trông giúp”. Thấy “con mồi” đã đi xa, Phúc lục túi xách lấy trộm 1 điện thoại di động, 85USD và 500 nhân dân tệ rồi tẩu thoát.
P.Thanh
Đà Nẵng: Sểnh ra là nạn chèo kéo, “chặt, chém” du khách tái xuất hiện Ngoài những đợt cao điểm triển khai hoạt động rà soát, chấn chỉnh hoạt động mua bán, chèo kéo sách nhiễu du khách, Đà Nẵng đã có quy định cấm lang thang xin ăn, bán hàng rong trá hình để sách nhiễu. Trung tâm bảo trợ xã hội (Sở LĐTBXH) lập đường dây nóng, tổ chức “thu gom” các đối tượng này để phân loại, hỗ trợ hoặc trả họ về với các địa phương để quản lý. Người dân phát hiện các trường hợp này điện thoại đến đường dây nóng sẽ được thưởng ngay 300.000 đồng. Với giải pháp này, chỉ thời gian ngắn thực hiện, đường phố Đà Nẵng đã “sạch bóng”. Kết quả này duy trì được liên tiếp nhiều năm cho đến thời điểm này. Tại các tụ điểm du lịch chuyên đón các đoàn khách lớn từ tàu biển, Đà Nẵng cũng từng thành lập lực lượng đảm bảo trật tự du lịch – tương tự cảnh sát- để đảm bảo trật tự, môi trường thân thiện với khách du lịch. Tuy vậy, khi hoạt động quản lý nhà nước lơi lỏng, lập tức vấn nạn chèo kéo du khách, “chặt chém” giá lại tái phát, nhất là các điểm du lịch trên đỉnh đèo Hải Vân, Non Nước- Ngũ Hành Sơn.
Thanh Hải
Ông Đinh Hồng Phong - Trưởng phòng Văn hóa UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội: Thiếu lực lượng để xử lý các đối tượng đeo bám, “chặt chém” du khách Hoàn Kiếm là một trong những địa bàn trọng điểm của thành phố về văn hóa, du lịch và gần đây đã xảy ra tình trạng chèo kéo, đeo bám du khách. Vì vậy trong thời gian qua, UBND quận đã xây dựng kế hoạch cụ thể như CA quận lên các biện pháp xử lý, xử phạt. Chúng tôi đã thành lập lực lượng trật tự quanh hồ Hoàn Kiếm, vì vậy, tình trạng chèo kéo du khách đã gần như không còn, nhưng lại chủ yếu diễn ra tại khu vực phố cổ. Tuy nhiên, do lực lượng làm nhiệm vụ hiện vẫn còn thiếu, không thể nào xử lý hết, bởi các đối tượng chèo kéo hoạt động theo kiểu “nay đây, mai đó”, không tập trung tại một khu vực. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt hiện vẫn còn thấp, chưa đủ sức răn đe cũng là một trong những lý do khiến cho các đối tượng đeo bám, chèo kéo vẫn tiếp tục “hành nghề” sau khi bị xử phạt.
P.L
|
Theo Lao Động
Trong khi các đại biểu tỏ ra bức xúc về thực trạng nền du lịch Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thì Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trả lời bằng cách đưa ra hàng loạt chỉ số tăng trưởng để chứng minh nền du lịch đang phát triển tốt.
Chất vấn tại Nghị trường sáng nay, đại biểu Nguyễn Hoài Phương (Tây Ninh) ghi nhận, nhìn vào toàn cảnh nền kinh tế 2012 thì thấy rằng nền du lịch góp phần không nhỏ, tuy nhiên thời gian gần đây có một số bất cập ảnh hưởng đến ngành du lịch quốc gia như cảnh chèo kéo, đeo bám, chặt chém vào các khách du lịch trong và ngoài nước, chất lượng sản phẩm du lịch kém hấp dẫn, khó thu hút khách quay trở lại lần thứ 2...
Nêu lên hiện tượng đầu năm 2013, khách du lịch nước ngoài vào và cả khách du lịch nội địa cũng giảm, đại biểu tỉnh Tây Ninh đặt câu hỏi: “Vậy Bộ trưởng đánh giá như thế nào về những bất cập trên và Bộ trưởng có giải pháp gì để đưa ngành du lịch nước ta phát triển bền vững? Bộ trưởng có ý kiến gì về kiến nghị sớm thành lập lực lượng cảnh sát du lịch để bảo vệ lợi ích của du khách?"
Trong khi đó, ngắn gọn và xúc tích, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) nhận xét thẳng thắn: Du lịch Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của ngành.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải dẫn số liệu cụ thể: Việt Nam hiện có 9 di tích được công nhận là di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới được Unessco công nhận, Thái Lan có 3, Malaysia có 2 và Singapore thì không có di sản nào. Tuy nhiên theo bảng xếp hạng của kinh tế thế giới thì ngành du lịch Việt Nam đang đứng thứ 80/139 quốc gia được xếp hạng, trong khi Malaysia là 35, Thái Lan là 41 và Singapore đứng thứ 10.
“Vấn đề này có rất nhiều nguyên nhân, nhưng tôi chỉ xin hỏi Bộ trưởng với tư cách là Tư lệnh ngành, đâu là nguyên nhân chính và Bộ trưởng có thể cho biết một hoặc hai giải pháp chính để giải quyết quyết liệt những nguyên nhân này” - đại biểu Hải hỏi thẳng vào vấn đề trọng tâm.
Trả lời những câu hỏi “nóng” trên, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh liệt kê ra hàng loạt con số để chứng minh rằng, ngành du lịch Việt Nam đang phát triển rất tốt.
“Du lịch của chúng ta trong những năm qua phát triển tương đối tốt. Năm 1995, ngành du lịch chỉ đóng góp 3,1% GDP, đến 2012, du lịch đã đóng góp gần 6%, giải quyết việc làm được 1,4 triệu” - Bộ trưởng dẫn chứng.
Ông Hoàng Tuấn Anh cũng cho rằng, du lịch Việt Nam thừa hưởng chính sách đầu tư có hiệu quả của nhà nước, đến nay đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch dịch vụ, khách sạn nhà hàng khoảng 10 tỷ USD, chiếm khoảng gần 5% trong tổng số GDP đầu tư vào Việt Nam. Đối với đầu tư trong nước, hiện cũng có gần 1000 dự án và khoảng 300 nghìn tỷ đồng đầu tư vào du lịch.
“5 tháng đầu năm nay có giảm 1,4% so với năm 2012 nhưng doanh thu lại tăng 6% (khoảng 90 nghìn tỷ)” - Bộ trưởng dẫn con số để thấy ngành Du lịch vẫn đang trên đà phát triển tốt.
Về chất lượng du lịch, ông Hoàng Tuấn Anh cho rằng phụ thuộc vào 3 yếu tố là ngân sách năm sau tăng hơn năm trước, ngày lưu trú tăng hơn và thời gian lưu trú tăng hơn, nhưng nhìn vào biểu đồ tăng trưởng thì thấy ngày lưu trú cũng dài ra, chi tiêu của khách cũng cao hơn nhiều. “Nha Trang hiện nay một ngày có 5.000 khách, nhiều khu du lịch quốc tế được hình thành trong thời gian sau này đã góp phần làm cho diện mạo du lịch của chúng ta tốt hơn” - người đứng đầu ngành Du lịch khẳng định.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cắt ngang lời Bộ trưởng: “Có một câu hỏi rất quan trọng của đại biểu Thanh Hải, đồng chí có thể nói rõ được không? Đó là du lịch của chúng ta đang phát triển chưa xứng với tiềm năng của ta so với các nước như Thái Lan. Tiềm năng họ kém hơn nhiều nhưng du lịch của họ phát triển hơn ta, vậy ta có khắc phục được tình hình đó không và đến năm 2020 có khắc phục được không?”
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng, tiềm năng du lịch của Việt Nam thì lớn, nhưng để biến tiềm năng thành hiện thực là cả một quá trình tích lũy kinh nghiệm và nâng cao nhận thức của mọi người. Ông cũng nêu lên một ví dụ tại tỉnh Thanh Hóa, khi cho biết địa phương này đã phải đề ra chiến dịch bàn tay sắt. “Cái này là báo chí đưa tin. Họ xử lý hàng loạt cán bộ, có đường dây nóng đến công an, quản lý thị trường, lực lượng bảo vệ để có việc gì thì du khách gọi. Rồi nhân dân người ta thành lập Hiệp hội chống chặt chém” - người đứng đầu ngành Du lịch nêu ví dụ về sự cương quyết của địa phương chứ không phải là nói đến giải pháp mũi nhọn của Ngành.
Bộ trưởng một lần nữa bị Chủ tịch Quốc hội ngắt lời: “Tôi hỏi lại cái này được không? Đến năm 2020, du lịch Việt Nam có ngang tầm được khu vực không?”.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh lại đưa ra các con số: "Hiện nay Malaysia có 24 triệu lượt khách, Thái Lan 21 triệu lượt, Singapore 14 triệu, Indonesia 7,5 triệu, nước ta năm vừa rồi 6,8 triệu. Trong chiến lược phát triển của ngành Du lịch thì đến 2020, chúng ta phấn đấu 10 đến 10,5 triệu lượt khách. Doanh thu của ngành Du lịch đạt 18 đến 20 tỷ đô la 1 năm. Nếu chúng ta phấn đấu thì đến năm 2015 sẽ được 7 - 7,5 triệu lượt khách và doanh thu khoảng 9-10 tỷ đô la.... Để phấn đấu, không chỉ có Tư lệnh ngành mà cần sự chung tay góp sức của người dân, của chính quyền các cấp....”
Lại một lần nữa ngắt lời Bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kết luận: “Vậy là rõ rồi, đến năm 2020 là chưa có ngang tầm gì được, đúng không? Vì khi ta lên 15 triệu thì họ lại lên 30 triệu, 40 triệu rồi”.
Đáp lại, Bộ trưởng nói: “Vậy nên bây giờ mình phải liệu cơm gắp mắm thôi. Cố đề ra chỉ tiêu mà cuối cùng không thực hiện được thì cũng không nên...”
Ghi nhận đề xuất về thành lập lực lượng cảnh sát du lịch, Bộ trưởng cho biết hiện nay Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Phippine, Ai Cập, Ấn Độ, Nepan... có cảnh sát du lịch nhưng chỉ tập trung vào một số vùng du lịch trọng điểm. “Chúng tôi đã gặp Bộ trưởng Trần Đại Quang để xin ý kiến. Bộ trưởng có nói đây là vấn đề cần phải suy nghĩ và báo cáo Thủ tướng, rồi xem kinh nghiệm làm của các nước như thế nào. Nhưng trong lúc chưa có, chúng tôi đề nghị cảnh sát trật tự tham gia cùng chúng tôi trong vấn đề bảo vệ khách du lịch.” - Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nói.
Tuệ Khanh
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét